Đài Loan có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp cho việc canh tác măng tây, với nhiều vùng đất cao ráo, thoát nước tốt và khí hậu ôn hòa. Nông dân Đài Loan thường áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến, kết hợp với giống măng tây chất lượng cao để đạt năng suất và chất lượng sản phẩm tốt nhất.
Măng tây xanh Đài Loan phù hợp trồng vào tháng 3, bắt đầu thu hoạch thân non vào tháng 9 hoặc trồng vào tháng 9 và thu hoạch tháng 4 năm sau.
Đất thích hợp là đất pha cát tơi xốp và thoát nước tốt, mực nước ngầm cần thấp để không cản trở sự phát triển của rễ cây, tránh đất có tính axit, giá trị pH tối ưu là 6,0-6,8.
Hạt giống cây Măng tây có thể nảy mầm ở nhiệt độ 20 độ C, nhưng thích hợp nhất là 30 - 50 độ C. Ngay sau khi hạt nảy mầm, rễ chính rất ngắn sẽ tự hủy để thay vào đó là một rễ trụ thẳng đứng, từ rễ trụ này các rễ con sẽ mọc quanh thành một bộ rễ chùm khi trưởng thành có thể trải rộng đến 65-75cm, thậm chí có thể rộng đến 90cm. Sau đó, trên các đốt của rễ trụ ở gần mặt đất sẽ hình thành các thân mầm mới, đó là các chồi măng tây..
Ngâm hạt với nước ấm 3 sôi 2 lạnh (nhiệt độ khoảng 50 oC) trong khoảng 8h sau đó mang hạt ra chà xát thật sạch rồi thay nước. Ngâm hạt với nước ấm lần 2 khoảng 3h sau đó rửa sạch chà xát hạt lần nữa cho thật sạch, để hạt ráo nước mang ủ ẩm trong khăn vải buộc lỏng trong vòng 1 đêm, thỉnh thoảng tưới nước ấm để giữ độ ẩm cho hạt. Cứ như vậy, thỉnh thoảng mở ra kiểm tra xem, nếu có nhiều dịch nhớt thì phải rửa lại cho sạch bằng nước ấm cứ như vậy cho đến khi thấy hạt nứt mầm thì không rửa nữa. Có thể có hạt sẽ nứt mầm trước, hạt nứt mầm sau. Thông thường trong khoảng từ 12 – 16 ngày là hạt sẽ nảy mầm toàn bộ, nếu trời lạnh có thể có những hạt phải đến hơn 20 ngày ủ mới nảy mầm (không kiên trì đợi, chớ thấy không nảy mầm ngay mà vứt bỏ hạt đi).
Tư vấn kỹ thuật hoặc hỗ trợ dự án trồng măng tây công nghệ cao: Liên hệ 0989918388