Thời gian làm việc: Từ 8h00 đến 18h00 các ngày
Hotline: 0904678676
giống măng đa dạng
giống măng đa dạng Chuẩn giống, kháng bệnh tốt, năng suất cao
Kỹ thuật cao
Kỹ thuật cao Hỗ trợ kỹ thuật miễn phí, tư vấn trồng măng tây hữu cơ
Tư vấn quy hoạch
Tư vấn quy hoạch Tư vấn quy hoạch miễn phí cho khách hàng dự án
Kỹ thuật tưới tiêu
Kỹ thuật tưới tiêu Hỗ trợ kỹ thuật tưới cho khách dự án

Trồng măng tây trong nhà kính, nhà màng

28/03/2024 | Đăng bởi: Thu Thuỷ

Măng tây là một loại rau cao cấp, có giá trị dinh dưỡng cao, giàu dược tính và có lợi cho sức khỏe. Với khả năng chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng, măng tây được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, do măng tây có nguồn gốc từ các nước ôn đới, khi trồng ở Việt Nam với khí hậu nhiệt đới, năng suất thường không cao. Vì thế, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã đẩy mạnh mô hình trồng măng tây công nghệ cao, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao hiệu quả. Điển hình là các mô hình trồng măng tây trong nhà màng và nhà kính.

 

 

Sự cần thiết của việc sử dụng nhà kính, nhà màng trong trồng măng tây

 

          Măng tây là cây thân thảo nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết bất lợi và sâu bệnh tấn công. Vì vậy, nhà kính tạo ra môi trường lý tưởng để loại cây này phát triển. Không cần nhiều nhân công như khi làm vườn ngoài trời, các thông số về nhiệt độ và độ ẩm trong nhà kính đều được gửi tới chủ vườn qua điện thoại di động. Chỉ cần một cuộc gọi, chủ vườn có thể điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm cho diện tích trồng măng tây rộng hàng nghìn mét vuông. Ví dụ, người ta có thể lắp đặt vào máy bơm nước một thiết bị tích hợp thẻ SIM; mỗi cuộc gọi nhỡ tới thiết bị sẽ tắt hoặc bật máy bơm từ xa, giúp quản lý hệ thống tưới tiêu hiệu quả.

 

         Khi trồng ngoài vườn, măng tây thường bị toẽ đầu do thời tiết không ổn định, khiến măng bị cong queo, nở hoa, và trông già hơn so với măng trồng trong nhà kính. Trong hai năm đầu, thu hoạch măng ngoài vườn có thể tốt, nhưng từ năm thứ ba trở đi, mưa gió sẽ làm ngọn măng cong queo, chất lượng thu hoạch giảm.

 

 

          Trong nhà kính, nhiệt độ và độ ẩm được điều chỉnh ở mức độ tối ưu và cỏ dại cũng được hạn chế. Vì vậy, để măng tây cho năng suất cao, người trồng chỉ cần chú trọng vào vấn đề dinh dưỡng.

 

Kỹ thuật trồng và chăm sóc măng tây

 

          Việc đầu tư một hệ thống tưới tiêu cho vườn măng tây trong nhà kính rất quan trọng cho sự sinh trưởng của măng. Hệ thống sẽ đo đạc nhiệt độ, độ ẩm, gửi thông báo đến người nông dân, từ đó nhận lệnh thông qua cuộc gọi để bắt đầu mở máy bơm, lấy nước từ bể chứa, dòng nước đi theo các đường ống nhựa để tưới nhỏ giọt cho măng tây khắp vườn. Lưu ý vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao, phải tưới phun mưa lên mái nhà kính nhằm làm mát không khí trong vườn. Ưu điểm của hệ thống tưới nhỏ giọt là tiết kiệm nước và nó tưới rất tập trung vào gốc cây. Măng tây rất cần nước nhưng nếu không tiêu thoát được nước thì bộ rễ phát triển rất kém.

 

         

             Măng tây giống đực được ưu tiên trồng hơn cả, vì măng đực chỉ ra hoa, măng cái ra cả quả, măng cái phải tập trung năng lượng sản xuất quả nên khả năng mọc măng không tốt như măng đực.

 

              Nhiệt độ phát triển tối ưu của măng tây là 18-25 độ C

             Thời vụ trồng: Nếu gieo hạt vào tháng hai dương lịch thì đến tháng 4 – 5 bắt đầu trồng cây măng giống vào vườn, chăm sóc trong khoảng 8- 9 tháng là bắt đầu được thu hoạch.

 

             Thổ nhưỡng để trồng cây khắt khe: đất pha 30-40% cát trồng măng tây rất tốt, đất thông thoáng, thoát nước tốt, trồng với phân hữu cơ. Bởi rễ măng cắm vào đất rất sâu, có thể lên tới hơn mét, nên nếu đất trồng ngập úng thì rễ măng sẽ bị thối. Trồng măng tây phải lên luống, tạo rãnh giữa các hàng măng tây để đất thoát nước tốt. Không thể trồng ở đất ruộng thông thường, đất ngập úng.

 

             Mật độ trồng: trồng các bụi măng cách nhau khoảng 30cm và hàng măng cách nhau khoảng hơn 1m. Làm giàn đỡ măng tây, vì măng tây có lá kim, thân mềm yếu nên cần giàn đỡ. Mỗi bụi măng để khoảng 4 cây trưởng thành, còn lại thu hoạch măng. Trong 1 bụi măng, cây măng sau 60-70 ngày sẽ già chết, thì ta sẽ tiếp tục để lại không thu hoạch 1 mầm măng, để nó trưởng thành nhằm bổ sung số lượng cây trong bụi (đủ 4 cây một bụi).

 

            Măng tây có thể mắc một số loại bệnh, ví dụ như bệnh khô vằn, nhưng bệnh này chưa thể gây ra tình trạng nghiêm trọng cho vườn măng tây. Tuy nhiên sâu xanh, sâu đen ăn trực tiếp vào cây măng, phải dùng các chế phẩm sinh học để ngăn chặn.

 

            Thực tế ở trong nhà kính, phân bón cũng được kiểm soát,  phân không bị thất thoát, trôi mòn do mưa. Đất trồng tơi xốp, được bón hoàn toàn bằng phân hữu cơ, thường là phân bò ủ hoai mục – loại phân đặc biệt phù hợp sự sinh trưởng và phát triển của măng tây. Phân hữu cơ được bón 1 lớp dày khoảng 30cm cho măng trong nhà kính. Ba phần tư khoảng thời gian phát triển của măng tây đều nằm trong đất, vì thế đất trồng măng tây phải là đất nhẹ tơi xốp, phì nhiêu và giàu mùn, phân hữu cơ đáp ứng đầy đủ yêu cầu này. Phân này thúc đẩy sinh trưởng cho cây, tăng sản lượng, chất lượng, thời gian cho thu hoạch của măng. Sử dụng phân hoá học thì đất sẽ bị chai.

 

Thu hoạch măng tây

 

          Măng tây là loại cây trồng quang năm, nhưng chỉ cho thu hoạch bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài trong 6 tháng, sau 3 tháng thu hoạch, người trồng sẽ để cây nghỉ từ 20- 30 ngày và sau đó thu hoạc tiếp.

 

         

          Đặc thù của măng là chỉ thu buổi sáng, tức là trước khi mặt trời mọc măng rất là mềm, nếu như có ánh sáng mặt trời chiếu vào măng rất là cứng.

 

Lợi nhuận từ việc trồng măng tây trong nhà kính

 

          Măng tây là cây trồng khó tính, nhạy cảm thời tiết, nên điều kiện khí hậu thất thường ở miền Bắc là bất lợi. Một chủ vườn tại Phú Xuyên đã quyết định đầu tư chi phí cao, 300 nghìn/ 1 mét vuông nhà kính, với 300m vuông nhà kính đầu tư hết tổng 900 triệu đồng, độ bền của nhà kính có thể lên tới 30 năm. Chưa kể chi phí đầu tư cây giống. Măng tây là loại cây trồng có giá trị kinh tế rất cao, một lần đầu tư cây giống có thể trồng cho thu hoạch 8-10 năm nhưng bắt đầu người trồng cũng cần một khoản đầu tư không nhỏ. Nếu măng giống rơi vào khoảng 15 nghìn một cây thì chi phí đầu tư cây giống cho một 1 héc ta đất trồng rơi vào khoảng 300 triệu. 1 héc ta cũng mất khoảng 50-60 triệu tiền lắp hệ ống nhỏ giọt tưới nước, và còn chưa kể các chi phí khác như phân gio, chế phẩm sinh học, bẫy côn trùng,... Năm đầu tiên trồng măng tây, chủ vườn đã đầu tư tổng toàn bộ các chi phí hết khoảng 2 tỷ cho 3000m vuông nhà kính trồng măng.

 

          Vậy nên khi xây dựng một nhà màng/ nhà kính trồng măng tây, hai việc quan trọng là nhận được sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương và có nguồn lực tài chính vững vàng. Chính quyền có thể tạo điều kiện mời các chuyên gia nước ngoài về hướng dẫn bà con cách trồng.

 

          Trung bình mỗi ngày chủ vườn thu hoạch đc 30-50kg măng/ 3000m vuông trồng, giá măng tây hiện là 100-200 nghìn/kg. Bình quân 1 năm gia đình ông thu về khoảng 800 triệu, sau khi trừ chi phí sản xuất thì sau khoảng 2 năm ông có thể thu hồi vốn và bắt đầu có lãi.

 

          Trong khi đó với mô hình trồng truyền thống, chi phí rẻ hơn nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, năng xuất thu hoạch ước tính chỉ bằng một phần tư so với trồng trong nhà kính. Số lượng măng loại một trong nhà kính rơi vào khoảng 90%, cây măng đẹp, búp măng bó chặt.

 

          Trong nhà kính, măng loại 1 siêu mập có thể chỉ cần thu 12-15 ngọn cho một bó nặng 1 kg, loại thân nhỏ hơn một chút rơi vào khoảng 25-30 ngọn cho 1 kg. Thế nhưng trồng ngoài vườn truyền thống, có thể cần đến 50 ngọn mới đủ 1 kg.  Măng loại 1 đường kính thân từ 12mm trở lên, măng loại 2 đường kính thân từ 8-12 mm, măng loại 3 đường kính dưới 8mm.

 

 

          Cây măng tây là cây trồng có giá trị kinh tế cao tại địa phương, bởi chỉ mất công trồng cây giống trong 1 năm mà cho thu hoạch gần 10 năm liên tục. Điều đặc biệt là thị trường tiêu thụ hiện đang mở rộng.

Đang cập nhật bài viết

Gọi ngay